CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT 8-3

EIGHT MARCH TEXTTILE COMPANY LIMITED

MỘT GIỌT MÁU CHO ĐI, MỘT CUỘC ĐỜI Ở LẠI

Ngày: 10h:56 (GMT+7) - Thứ sáu, 8/11/2019  |  Lượt Xem: 3311

“Có trải qua khổ đau, ta mới có được sự hiểu biết và yêu thương” – câu nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khiến chúng ta phải suy ngẫm thật nhiều. Chỉ cho đến khi chúng ta là người trong cuộc “khổ đau”, mới cảm nhận, “hiểu biết” được sự cấp thiết của lượng máu dự trữ tại các Bệnh viện và lòng cảm ơn, “yêu thương” sâu sắc đến những tình nguyện viên đã âm thầm hiến máu, cứu người.

Bà ngoại tôi ngày đó bị chảy máu dạ dày cấp, tình trạng vô cùng căng thẳng khi bà lại rơi vào nhóm máu O – nhóm máu được mọi người gọi là những con người hào phóng, bởi có thể cho bất kỳ ai nhưng lại chỉ nhận được đúng nhóm máu của mình. May mắn thay, người bác sỹ trực hôm đó đã tiên lượng được trước nên huy động đủ lượng máu để truyền cho bà. Có thể nói, nếu không có đủ máu cấp cứu, bà ngoại tôi đã không qua nổi cơn bạo bệnh ngày đó. Cả gia đình tôi luôn mang ơn người bác sỹ ấy, và những tình nguyện viên đã hiến máu – những người chúng tôi không biết danh tính nhưng đã cứu sống bà ngoại của chúng tôi. Chính vì lý do đó, mà cả gia đình tôi cứ có điều kiện là lại tham gia hiến máu, thậm chí ngay trước khi có ý định mang bầu em bé, vậy mà em dâu tôi đã đăng ký hiến máu lần thứ 3, không phải 250ml như mọi người mà là 350ml máu, làm cả gia đình “vừa giận vừa yêu”. Chỉ cần nghĩ đến việc những giọt máu của mình sẽ được truyền và cứu sống được một mạng người là chẳng còn gì phải “lăn tăn” nữa.

VÌ SAO BẠN NÊN HIẾN MÁU

Cơ thể của chúng ta liên tục tái tạo và bổ sung máu cho cơ thể, vì vậy lượng máu trong người có thể dư. Trung bình ở người trưởng thành có khoảng từ 4,5 – 5,5 lít máu lưu thông trong cơ thể. Trung bình sau 120 ngày, mỗi một tế bào máu sẽ vỡ ra và được thay thế bởi một tế bào mới, nhờ vậy dòng máu được thanh lọc, các chất độc theo đó được thải ra ngoài. Trong khi đó, mỗi ngày lượng máu cần cho các ca cấp cứu ở bệnh viện rất lớn, tuy nhiên máu được hiến tặng chỉ có thể sử dụng tốt nhất trong vòng 42 ngày. Với tuổi thọ ngắn như vậy nên nhu cầu được hiến tặng máu không bao giờ là đủ. Chính vì vậy, chúng ta nên tham gia các hoạt động hiến máu nhân đạo nhằm mục đích tăng lượng máu dự trữ cho quốc gia và tạo điều kiện cho máu được tái tạo một cách tốt nhất.

Ngoài ra hiến máu nhân đạo còn mang lại nhiều lợi ích khác cho chính người hiến máu.

Bạn có thể sống lâu hơn.

Làm việc thiện là một trong những cách tốt để bạn sống lâu hơn. Một nghiên cứu về sức khỏe tâm thần đã ghi nhận được những người tình nguyện làm việc thiện và giàu lòng vị tha giảm nguy cơ tử vong và sống lâu hơn 4 năm so với những người chỉ biết lo cho bản thân.

Được kiểm tra sức khỏe miễn phí

Trước khi hiến máu, chúng ta sẽ được thăm khám toàn diện như đo nhiệt độ, huyết áp, mạch đập và nồng độ hemoglobin trong máu. Bên cạnh đó, máu sau khi hiến sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm và kiểm tra xem chúng ta có mắc 13 bệnh nhiễm trùng như HIV, viêm gan siêu vi B, C… Nếu phát hiện bất thường trong máu, chúng ta sẽ được thông báo ngay lập tức. Việc kiểm tra như thế này hằng năm có thể giúp chúng ta an tâm nếu kết quả máu vẫn bình thường hoặc kịp thời phát hiện các nguy cơ mắc bệnh để điều trị sớm hơn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh hemochromatosis

Đây là tình trạng sức khỏe phát sinh do cơ thể hấp thụ sắt nhiều quá mức. Bệnh cũng có thể do yếu tố di truyền hoặc do uống quá nhiều rượu, bia, chứng thiếu máu hoặc các chứng rối loạn khác gây ra. Hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng tích tụ sắt trong cơ thể.

Giảm nguy cơ ung thư

Bằng cách hiến máu, hàm lượng sắt tích tụ trong cơ thể sẽ được duy trì ở mức lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Nguy cơ bị ung thư gan, phổi, dạ dày, ruột già và cổ họng giảm dần khi tần suất hiến máu tăng lên nhờ giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể 

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một chế độ ăn uống giàu sắt có thể làm tăng nồng độ sắt trong máu. Tuy nhiên, cơ thể chỉ có thể hấp thu một lượng sắt hạn chế, dẫn đến tình trạng sắt thừa sẽ tích tụ lại trong tim, gan và tuyến tụy. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xơ gan, suy gan, tổn thương tụy và các tình trạng bất thường về tim mạch như nhịp tim không đều. Trong khi đó, hiến máu có tác dụng giúp duy trì mức sắt đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Tái tạo các tế bào máu mới

Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ hoạt động để bổ sung lại lượng máu đã mất. Điều này sẽ kích thích quá trình sản sinh các tế bào máu mới và nhờ đó, các tế bào mới sẽ luân phiên giúp duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh. Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và tất cả các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 - 8 tuần.

Đốt cháy calo

Mỗi lần hiến máu cơ thể bạn sẽ tiêu tốn khoảng 650 – 700 Kcal. Cân nặng của bạn có liên quan tới việc hấp thu calo và vì vậy, hiến máu có thể hỗ trợ bạn kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, thời gian hiến máu an toàn nhất là khoảng hai hoặc ba tháng 1 lần và không được nhiều hơn. Mức độ thường xuyên này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ hemoglobin và sắt trong máu của từng người.

Giúp máu lưu thông tốt hơn

Hiến máu thường xuyên có thể cải thiện dòng máu lưu thông, giảm tổn thương thành mạch máu và tắc nghẽn động mạch. Vì thế mà theo số liệu về dịch tễ học ở Mỹ, những người hiến máu ít có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn 88%.

Những con số biết nói

Chương trình nhân đạo “Những giọt máu hồng” đã được Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức thường niên trong nhiều năm qua, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo các tình nguyện viên (TNV) là cán bộ, công lượt người đi hiến (tương đương 2% dân số).

Đặc biệt có TNV Võ Trí Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt Hải Vân đã tình nguyện hiến máu 26 lần; TNV Trần Văn Thông – Nhà máy May Veston Tổng Công ty Hòa Thọ với 23 lần; TNV Lê Đình Trung – VP Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân 19 lần; TNV Trần Thu Hương – Công ty Dệt May Đông Á 16 lần; TNV Đỗ Thị - Năm 2018, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được gần 1,4 triệu đơn vị máu (quy đổi là gần 1,6 triệu đơn vị máu 250ml). Trong đó 98,3% lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện, tương đương hơn 1,4% dân số tham gia hiến máu, tỷ lệ hiến máu nhắc lại đạt 42,5%. - Hiện 70% người hiến máu là học sinh, sinh viên. - Máu O hiện là nhóm khan hiếm nhất. Thanh Huy – Công ty May Việt Thắng 16 lần; TNV Thái Thị Thanh Bình – Công ty May Phương Đông 15 lần, TNV Thiều Thị Hằng – Nhân viên Kho bông xơ Tổng Công ty Việt Thắng bị tai nạn mất một cánh tay nhưng đã tham gia hiến máu 8 lần. Đây là những nghĩa cử cao đẹp, không chỉ đóng góp vào lượng máu dự trữ cứu người mà còn giúp lan tỏa tình yêu thương và tính nhân văn sâu sắc trong ngành dệt may nói riêng và toàn xã hội nói chung.

TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU MÁU TẠI VIỆT NAM

- Ở Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu như sau:

• Nhóm O khoảng 42,1%;

• Nhóm B khoảng 30,1%;

• Nhóm A khoảng 21,2%;

• Nhóm AB khoảng 6,6%;

- Hiện nay, cứ 10 người nhập viện thì có 1 người cần được truyền máu. Do đó, để đủ máu cứu người cần 1,8 triệu liệu lượt người đi hiến (tương đương 2% dân số).

- Cả nước có hơn 2.400 câu lạc bộ hiến máu.

- Người hiến máu nhiều nhất là 80 lần.

- Người sử dụng máu nhiều nhất là 1.000 đơn vị máu.

- Mỗi ngày có hơn 2.000 đơn vị máu được chuyển tới các bệnh viện. 

- Năm 2018, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được gần 1,4 triệu đơn vị máu (quy đổi là gần 1,6 triệu đơn vị máu 250ml). Trong đó 98,3% lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện, tương đương hơn 1,4% dân số tham gia hiến máu, tỷ lệ hiến máu nhắc lại đạt 42,5%.

- Hiện 70% người hiến máu là học sinh, sinh viên.

- Máu O hiện là nhóm khan hiếm nhất.

Thảo luận Facebook

Giúp chúng tôi đánh giá, thảo luận